Tiếng Trung phồn thể – Nguồn gốc và những lợi ích

Tiếng Trung phồn thể, với lịch sử hàng ngàn năm, là biểu tượng của sự kết tinh văn hóa và trí tuệ của nền văn minh Trung Hoa. Khác với tiếng Trung giản thể, tiếng Trung phồn thể giữ nguyên vẹn những nét đẹp phức tạp và ý nghĩa sâu sắc của từng ký tự, phản ánh tinh thần và giá trị truyền thống của người Hoa. Học tiếng Trung phồn thể không chỉ giúp bạn hiểu sâu hơn về ngôn ngữ mà còn mở ra cánh cửa để khám phá những giá trị văn hóa, lịch sử và tri thức phong phú. Trong bài viết này của Du học Đài Loan LABCO, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về nguồn gốc của tiếng Trung phồn thể và những lợi ích mà việc học loại chữ này mang lại.

Tiếng Trung phồn thể là gì?

Tiếng Trung phồn thể (繁體漢字 hay Traditional Chinese characters) là một trong hai bộ chữ in tiêu chuẩn của Trung Quốc
Tiếng Trung phồn thể (繁體漢字 hay Traditional Chinese characters) là một trong hai bộ chữ in tiêu chuẩn của Trung Quốc

Tiếng Trung phồn thể là gì? Tiếng Trung phồn thể (繁體漢字 hay Traditional Chinese characters) là một trong hai bộ chữ in tiêu chuẩn của Trung Quốc, hay còn được biết đến là chữ Hán truyền thống. Dạng chữ viết này xuất hiện lần đầu tiên dưới thời nhà Hán và ổn định từ thế kỷ 5. Đây được coi là tinh hoa của văn hóa Trung Quốc được thể hiện dưới nghệ thuật thư pháp. Mỗi con chữ phồn thể đều chứa đựng một ý nghĩa thâm sâu và chứa đựng những đạo lý mà người xưa truyền lại, mỗi bước tiến của lịch sử tưởng chừng như đều nằm trọn vẹn trong đó.

Hiện nay, tiếng Trung phồn thể cơ bản được sử dụng chính thức tại Đài Loan, Hồng Kông, Ma Cao và cộng đồng Hoa Kiều. Vì vậy, nếu bạn muốn học tập, làm việc, đi du lịch tại Đài Loan, Hồng Kông, Ma Cao thì cần học kiểu chữ phồn thể ngay từ đầu. Ngoài ra, trong nghệ thuật thư pháp người Trung Quốc vẫn sử dụng hệ thống chữ phồn thể để viết.

Thuận lợi và khó khăn khi học tiếng Trung phồn thể

Thuận lợi khi học tiếng Trung

Có thể nói, học bất kỳ loại ngôn ngữ nào cũng sẽ có những cái khó và cái dễ riêng của loại ngôn ngữ đó. Đối với ngôn ngữ Trung cũng vậy.

Người Việt khi học tiếng Trung sẽ có nhiều thuận lợi và dễ dàng hơn so với các loại ngôn ngữ khác. Bởi vì tiếng Trung khá giống tiếng Việt khi đều có thanh điệu và vận mẫu. Do đó phần nghe và nói của tiếng Trung sẽ có nhiều điểm tương đồng với tiếng Việt, điều này khiến việc phát âm các thanh điệu trong tiếng Trung dễ hơn so với người quốc gia khác. Khi phát âm những thanh điệu này, người Việt sẽ không cảm thấy bị ngượng mồm hay khẩu hình không đúng vì thế mà người học có thể nắm bắt và vận dùng rất nhanh.

Ngoài ra, Việt Nam bị ảnh hưởng nhiều bởi văn hóa Trung Quốc nên các từ Hán Việt được vay mượn từ chữ Hán vẫn còn sử dụng rất thường xuyên tới tận bây giờ. Với cách phát âm gần giống nhau nên việc nghe và nói cũng dễ hơn rất nhiều.

Khó khăn khi học tiếng Trung

Tuy nhiên, hệ thống chữ Hán là hệ thống chữ tượng hình, khác hẳn với hệ thống chữ latinh biểu âm trong Tiếng Việt, nên khi mới bắt đầu học tiếng Trung nhiều bạn sẽ không khỏi cảm thấy mơ hồ, khó khăn trong việc học mặt chữ và học viết chữ Hán.

Ngoài ra, việc sử dụng Hán Việt tưởng chừng như là điều kiện tốt đồng thời cũng đem theo nhiều khó khăn trong việc học tiếng Trung của người Việt. Vì một số từ Hán Việt khi sử dụng nhiều đã bị “bản địa hóa” phần nào. Do vậy chúng không còn mang được nghĩa nguyên gốc của ban đầu. Vì thế nếu sử dụng trong một vài trường hợp sẽ khiến đối phương không hiểu được điều mà ta muốn truyền tải.

Để khắc phục được điều này, giai đoạn đầu tiên bạn nên tập trung học chữ Hán giản thể để quen với mặt chữ, sau đó học thuộc tất cả các âm Hán Việt gốc của từ đó và sử dụng đúng từ trong bối cảnh thuần Hán. Giai đoạn tiếp theo nếu cảm thấy bản thân yêu thích ngôn ngữ này thì có thể học thêm chữ phồn bằng cách học bồi khi học chữ giản. Cách này sẽ giúp bạn viết tốt được chữ giản – nhận mặt chữ phồn. Cho đến khi trình độ của bạn đã đạt từ HSK4-HSK5 thì mới chuyển hẳn sang luyện chữ phồn nếu còn thích, nếu không bạn sẽ dễ bị nhầm lẫn nếu ôm đồm cả hai lắm đấy.

Có thể bạn thích:  Học tiếng Trung qua bài hát "Một triệu khả năng"
Thuận lợi và khó khăn khi học tiếng Trung phồn thể
Thuận lợi và khó khăn khi học tiếng Trung phồn thể

Nói tóm lại, tiếng Trung vừa khó học cũng lại vừa dễ học. Cũng giống bất kỳ ngôn ngữ khác, chỉ cần bạn cố gắng, có sự kiên trì và chăm chỉ thì việc chinh phục được nó chỉ là điều sớm muộn mà thôi.

Nhưng mặc dù chữ Hán khó, tuy nhiên nó cũng có các quy tắc nhất định, một khi đã thành thạo thì bạn sẽ cảm thấy chữ Hán có rất nhiều ý nghĩa và thú vị đấy. 

Tiếng Trung Phồn thể khác và giống tiếng Trung giản thể như thế nào?

Như đã nói ở trên thì tiếng chữ Hán phồn thể một trong hai bộ chữ in tiêu chuẩn của tiếng Trung, xuất hiện lần đầu cùng với các văn bản ghi chép thời nhà Hán và ổn định từ thế kỷ 5 trong thời Nam Bắc triều, nó bao hàm toàn bộ văn hóa và tư tưởng truyền thống của Trung Hoa. Phồn thể là kiểu chữ truyền thống, có rất nhiều nét chữ phức tạp, gây khó khăn cho người mới học tiếng Trung.

Còn chữ Hán giản thể là một hệ thống chữ viết tiếng Trung được giản lược nét hoặc điều chỉnh bộ do chính phủ Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa quy định áp dụng từ năm 1949. Chữ Hán giản thế chủ yếu được sử dụng ở Trung Quốc đại lục, Singapore và Malaysia trong các ấn bản chính thức. Đây cũng là hệ thống chữ Hán được sử dụng nhiều nhất trong các tài liệu giảng dạy tiếng Phổ thông Trung Quốc cho người nước ngoài. So với chữ Phồn thì chữ Giản đã được lược bỏ đi nhiều nét phức tạp, các nét chữ được đơn giản hóa hơn để dễ học, dễ đọc và dễ viết hơn.

Có chứa nét giống nhau

Thực tế, nhiều ký tự giản thể vẫn giữ lại những nét điển hình và cốt lõi của chữ phồn thể.
Thực tế, nhiều ký tự giản thể vẫn giữ lại những nét điển hình và cốt lõi của chữ phồn thể.

Mặc dù chữ Hán giản thể được cải cách từ chữ Hán phồn thể, nhưng điều này không có nghĩa là toàn bộ các ký tự đã bị thay đổi hoàn toàn. Thực tế, nhiều ký tự giản thể vẫn giữ lại những nét điển hình và cốt lõi của chữ phồn thể. Các nét này không chỉ giúp bảo tồn phần nào ý nghĩa ban đầu của chữ mà còn tạo ra sự liên kết giữa hai hệ thống chữ viết. Điều này có nghĩa là khi bạn đã quen thuộc với chữ phồn thể, bạn sẽ dễ dàng nhận ra và hiểu được các ký tự giản thể, nhờ vào sự tương đồng về cấu trúc và nét chữ. Sự giống nhau này không chỉ giúp bạn dễ dàng hơn trong việc học tập và chuyển đổi giữa hai hệ thống chữ viết, mà còn cung cấp cho bạn một cái nhìn sâu sắc hơn về sự phát triển và cải tiến của ngôn ngữ qua thời gian.

Đồng âm

Tất cả các chữ Hán giản và phồn đều có cách đọc khác nhau, tuy nhiên thì cách viết khác nhau. Khi chuyển sang chữ giản thể các yếu tố đơn giản nhất sẽ được giữ lại.

Ví dụ chữ 見 (jiàn) -> giản thể viết thành 见, được đơn giản hóa nét chữ, dễ viết hơn nhưng cách đọc vẫn giữ nguyên.

Thay thế hoặc lược bỏ một phần

Khi chuyển từ chữ Hán phồn thể sang chữ Hán giản thể, nhiều ký tự đã trải qua quá trình biến đổi, với các nét phức tạp được đơn giản hóa hoặc thay thế bằng những ký hiệu mới dễ nhận biết hơn. Điều này giúp việc học tập và sử dụng chữ giản thể trở nên nhanh chóng và tiện lợi hơn. Tuy nhiên, trong quá trình cải cách này, một số ký tự đã bị lược bỏ những nét không cần thiết, đôi khi làm giảm đi phần nào ý nghĩa sâu sắc mà chữ phồn thể truyền tải.

Ví dụ điển hình là chữ “Ái” (愛), mang ý nghĩa là tình yêu. Trong chữ phồn thể, ký tự này bao gồm bộ “tâm” (心) biểu thị trái tim và chữ “thụ” (受) thể hiện sự chịu đựng, ám chỉ rằng tình yêu đích thực luôn gắn liền với sự chấp nhận và hy sinh từ con tim. Tuy nhiên, khi được đơn giản hóa trong chữ giản thể, chữ “Ái” đã bị lược bỏ bộ “tâm,” chỉ còn lại chữ “爱”. Sự mất mát này không chỉ làm cho ký tự trở nên ngắn gọn hơn, mà còn khiến ý nghĩa về tình yêu trở nên thiếu chiều sâu, không còn mang trong mình yếu tố của trái tim, gợi lên một loại tình cảm có thể bị coi là hời hợt, thiếu sự chân thành và sâu sắc.

Có thể bạn thích:  5 sai lầm thường gặp khi học tiếng Trung và cách khắc phục

Việc thay thế hoặc lược bỏ các nét chữ trong quá trình chuyển đổi từ phồn thể sang giản thể tuy giúp đơn giản hóa ngôn ngữ, nhưng cũng đặt ra những thách thức trong việc bảo tồn và truyền tải những giá trị văn hóa, ý nghĩa tinh thần mà chữ phồn thể đã gìn giữ qua hàng nghìn năm lịch sử.

Những lý do nên học tiếng Trung phồn thể

Những lý do nên học tiếng Trung phồn thể
Những lý do nên học tiếng Trung phồn thể

Để xin học bổng du học Đài Loan

 

Du học Đài Loan đang trở thành một trong những lựa chọn được đông đảo học sinh, sinh viên Việt Nam trong những năm gần đây. Hiện nay, chính phủ Đài Loan cũng như các trường đại học top đầu tại hòn đảo ngọc này đã thực hiện những chính sách học bổng hấp dẫn thu hút sinh viên quốc tế tới học tập và làm việc.
Mà ở Đài Loan, mọi hoạt động học tập, sinh hoạt, làm việc đều sử dụng tiếng Trung phồn thể. Do đó, nếu muốn đến đây du học thì tiếng Trung phồn thể là một trong những điều kiện tiên quyết đầu tiên bạn cần phải có. Mặc dù chứng chỉ Tocfl mà các trường đại học yêu cầu nộp có thể để ở hình thức giản hoặc phồn.

Nhưng nếu bạn đạt được Tocfl phồn thể thì phía nhà trường chắc chắn sẽ có sự đánh giá cao về hồ sơ du học của bạn, bởi vì điều này cho thấy bạn đang thể hiện sự tôn trọng của mình với đất nước Đài Loan nói chung và nhà trường nói riêng.

Có thêm lợi thế khi học bộ chữ Hán giản thể

Khi bạn đã thành thạo chữ Hán phồn thể, việc học thêm chữ Hán giản thể sẽ trở nên dễ dàng và nhanh chóng hơn rất nhiều. Chữ Hán giản thể, với số lượng nét chữ được đơn giản hóa, giúp bạn tiếp cận ngôn ngữ một cách nhanh hơn và dễ dàng làm quen với hệ thống chữ viết này. Tuy nhiên, toàn bộ ý nghĩa sâu sắc, triết lý sống và tinh hoa văn hóa của Trung Hoa được thể hiện rõ nhất qua chữ Hán phồn thể. Việc nắm vững chữ phồn thể không chỉ giúp bạn hiểu sâu hơn về nguồn gốc và giá trị của từng ký tự, mà còn cung cấp cho bạn một nền tảng vững chắc khi học chữ giản thể.

Khi đã có kiến thức sâu rộng về phồn thể, quá trình học chữ giản thể sẽ trở nên đơn giản hơn vì bạn đã quen với cách thức cấu tạo và ý nghĩa của các ký tự. Điều này giúp bạn rút ngắn thời gian học tập, đồng thời nâng cao khả năng nắm bắt ý nghĩa của từng ký tự một cách nhanh chóng và chính xác. Sự thành thạo trong cả hai hệ thống chữ viết này không chỉ mang lại cho bạn lợi thế lớn trong việc học tập và làm việc, mà còn giúp bạn có khả năng tiếp cận, so sánh và hiểu rõ hơn về sự biến đổi của ngôn ngữ qua thời gian, từ đó làm giàu thêm kiến thức ngôn ngữ và văn hóa của mình.

Để mở rộng cơ hội tìm việc làm

 

Để mở rộng cơ hội tìm việc làm, việc thành thạo tiếng Trung phồn thể trở thành một lợi thế quan trọng trong bối cảnh Việt Nam ngày càng hội nhập sâu rộng với thế giới. Với sự gia tăng của các nhà đầu tư nước ngoài, đặc biệt là từ Đài Loan, thị trường lao động Việt Nam đang chứng kiến nhu cầu ngày càng cao đối với những ứng viên có khả năng sử dụng tiếng Trung. Đài Loan không chỉ là một đối tác thương mại quan trọng mà còn là một trong những nhà đầu tư lớn tại Việt Nam, với nhiều doanh nghiệp Đài Loan đang hoạt động trên khắp các lĩnh vực từ sản xuất đến dịch vụ.

Việc biết tiếng Trung phồn thể không chỉ đơn giản là một kỹ năng ngôn ngữ, mà còn là chìa khóa mở ra cánh cửa đến với những cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn. Khi bạn có khả năng giao tiếp và làm việc bằng tiếng Trung phồn thể, bạn sẽ tạo được ấn tượng mạnh mẽ và thiện cảm với các nhà tuyển dụng đến từ Đài Loan. Điều này giúp bạn nổi bật hơn so với các ứng viên khác và tăng cường khả năng được chọn vào các vị trí quan trọng trong các công ty đa quốc gia hoặc các doanh nghiệp Đài Loan tại Việt Nam. Không chỉ vậy, việc thành thạo tiếng Trung phồn thể còn giúp bạn dễ dàng tham gia vào các dự án quốc tế, nâng cao khả năng thăng tiến trong sự nghiệp, và tạo dựng một tương lai tươi sáng hơn trong môi trường làm việc đa văn hóa và toàn cầu hóa.

Có thể bạn thích:  Tìm hiểu về kì thi HSKK cao cấp và cách làm bài thi hiệu quả

Thỏa mãn đam mê đối với thư pháp

Thư pháp hay nghệ thuật chữ Hán được xem là một loại hình nghệ thuật rất đặc sắc và được coi trọng
Thư pháp hay nghệ thuật chữ Hán được xem là một loại hình nghệ thuật rất đặc sắc và được coi trọng

Thư pháp hay nghệ thuật chữ Hán được xem là một loại hình nghệ thuật rất đặc sắc và được coi trọng vì đây chính là nét tinh hoa được lưu truyền ngàn đời của nền văn minh Trung Hoa. Dù ở Đài Loan hay Trung Quốc thì nghệ thuật thư pháp luôn được thể hiện dưới dạng chữ phồn thể do vẻ đẹp và ý nghĩa thâm sâu của kiểu chữ này. Viết thư pháp không chỉ giúp bạn tăng khiếu thẩm mỹ mà còn rèn luyện đức tính kiên trì, nhẫn nại và khiêm tốn cho người viết thư pháp. Đồng thời, sau khi đã thành thạo bộ chữ phồn thể, người học có thể đọc hiểu và phân tích cơ bản một số văn tự cổ xưa, hiểu được thâm ý mà người xưa gửi gắm vào các tác phẩm văn chương vẫn còn lưu truyền đến ngày nay. Nếu bạn đã trót yêu thích nghệ thuật thư pháp, muốn tìm hiểu văn hóa cổ phong thì hãy học tiếng Trung phồn thể ngay nhé!

Tìm hiểu văn hóa cội nguồn của Trung Hoa

Văn hóa Trung Hoa được coi là một trong những nền văn hóa có lịch sử phát triển lâu đời và phức tạp nhất thế giới, và điều này được thể hiện rõ nét qua các ký tự của chữ Hán cổ. Những ký tự này không chỉ là phương tiện truyền tải ngôn ngữ mà còn là biểu tượng của tư tưởng, tri thức và giá trị tinh thần của người Trung Hoa qua hàng ngàn năm lịch sử. Để tìm hiểu và nghiên cứu sâu hơn về nền văn hóa phong phú và đa dạng này, việc học tiếng Trung phồn thể sẽ mang lại nhiều lợi ích to lớn.

Tiếng Trung phồn thể, với các nét chữ tinh xảo và phức tạp, không chỉ giúp bạn tiếp cận được những tài liệu cổ xưa được lưu trữ dưới dạng phồn thể, mà còn giúp bạn cảm nhận được chiều sâu của những ý nghĩa và đạo lý mà người xưa đã khéo léo gửi gắm qua từng ký tự. Phồn thể có khả năng bảo tồn tốt hơn những ý nghĩa nguyên bản, những giá trị nhân sinh quan trọng mà chữ giản thể đôi khi khó có thể diễn đạt hết.

Khi học tiếng Trung phồn thể, mỗi nét chữ như mở ra một cánh cửa dẫn lối vào thế giới tư tưởng sâu sắc của tổ tiên người Trung Hoa. Mỗi lần bóc tách, phân tích từng ký tự, bạn sẽ càng hiểu thêm về ý nghĩa và triết lý sống mà người xưa muốn truyền tải, đồng thời thêm khâm phục sức sáng tạo và trí tuệ uyên bác của họ. Việc học tiếng Trung phồn thể không chỉ là hành trình khám phá ngôn ngữ mà còn là hành trình tìm hiểu văn hóa, cội nguồn và di sản tinh thần mà người Trung Hoa đã xây dựng và bảo tồn qua hàng ngàn năm.

Tiếng Trung phồn thể không chỉ là một hệ thống chữ viết, mà còn là di sản văn hóa vô giá của Trung Hoa, phản ánh chiều sâu lịch sử và trí tuệ của một nền văn minh lâu đời. Việc học tiếng Trung phồn thể mang lại những lợi ích vượt xa giá trị ngôn ngữ, giúp chúng ta kết nối với cội nguồn văn hóa, hiểu sâu hơn về triết lý sống và những giá trị nhân sinh của người xưa. Trong một thế giới ngày càng toàn cầu hóa, việc nắm vững tiếng Trung phồn thể không chỉ mở ra nhiều cơ hội trong học tập và công việc, mà còn là chìa khóa để khám phá và bảo tồn những giá trị tinh hoa của nhân loại.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *