Thanh mẫu là phần phụ âm đặt phía trước trong cấu trúc từ tiếng Hán, bao gồm tổng cộng 18 phụ âm đơn và 3 phụ âm kép. Khi thanh mẫu (phụ âm) kết hợp trực tiếp với vần mẫu (nguyên âm), chúng tạo thành một từ hoàn chỉnh. Hãy cùng Du học Đài Loan LABCO tìm hiểu về thanh mẫu trong tiếng Trung.
Thanh mẫu là gì? Trong tiếng Trung, “thanh mẫu” (tone) là một yếu tố quan trọng quyết định ý nghĩa của một từ hoặc một cụm từ. Thanh mẫu có thể ảnh hưởng đến ý nghĩa của từ hoặc câu trong tiếng Trung, vì vậy việc phát âm chính xác của các thanh mẫu là rất quan trọng
Có mấy loại thanh mẫu (phụ âm)?
Trong tiếng Trung hiện đại, thanh mẫu được phân chia thành 6 nhóm cơ bản như sau, cùng với 2 phụ âm không chính thức: y và w, mà chính là nguyên âm i và u khi chúng đứng đầu câu:
Nhóm 1: Phụ âm được phát âm bằng cách kết hợp 2 môi: b, p, m, f
- b [p] → [pua] Gần giống âm “p”. Đây là âm không bật hơi. Khi phát âm, 2 môi khép lại để tạo ra áp lực và sau đó mở ra để luồng khí bắn ra.
- p [p’] → [p’ua] Âm này phát ra nhẹ hơn âm “p” nhưng vẫn bật hơi. Khi phát âm, cách phát âm tương tự như âm b [pua] nhưng có áp lực nhẹ hơn.
- m [m] → [mua] Gần giống âm “m”. Khi phát âm, 2 môi được đặt gần nhau và luồng âm thanh được hướng ra ngoài qua khoang mũi, dây thanh rung.
- f [ph] → [phua] Gần giống âm “ph”. Đây là âm môi + răng, khi phát âm, răng trên tiếp xúc với môi dưới và dây thanh không rung.
Nhóm 2: Phụ âm được phát âm bằng cách sử dụng đầu lưỡi ở giữa: d, t, n, l
- d [t] → [tưa] Gần giống âm “t” (trong tiếng Việt). Đây là âm không bật hơi. Khi phát âm, đầu lưỡi chạm vào chân răng trên, giữ hơi trong miệng và sau đó đẩy đầu lưỡi xuống nhanh chóng để bắn hơi ra ngoài.
- t [th] → [thưa] Âm này gần giống âm “th” nhưng là âm bật hơi.
- n [n] → [nưa] Gần giống âm “n”. Đây là âm đầu lưỡi + âm mũi. Khi phát âm, luồng hơi được hướng ra ngoài qua khoang mũi và dây thanh rung. Đầu lưỡi chạm vào răng trên.
- l [l] → [lưa] Gần giống âm “l” khi đầu lưỡi chạm vào răng trên và sau đó lùi về phía sau. Luồng hơi theo 2 bên trước lưỡi được đẩy ra ngoài và dây thanh rung.
Nhóm 3: Âm gốc lưỡi g, k, h
- g[k]→ [kưa] Gần giống âm “c, k” (trong tiếng Việt), khi phát âm phần cuống lưỡi nâng cao, sau khi trữ hơi hạ nhanh phần cuống lưỡi xuống để hơi bật ra ngoài, dây thanh không rung.
- k[kh’]→ [kh’ưa] Gần giống âm “kh”. Là âm bật hơi. Mách nhỏ: phát âm giống g[kưa] bên trên nhưng lúc luồng hơi từ khoang miệng bật ra cần mạnh.
- h[h/kh]→ [hưa] Gần giống âm giữa “kh và h” (sẽ có từ thiên về âm kh, có từ thiên về âm h). Cuống lưỡi tiếp xúc với ngạc mềm, luồng hơi từ khoang giữa ma sát đi ra
Nhóm 4: Âm mặt lưỡi j, q, x
- j[ch]→ [chi]: Gần giống âm “ch” (trong tiếng Việt) nhưng kéo dài khuôn miệng. Phát âm đầu lưỡi hạ tự nhiên, mặt lưỡi tiếp xúc với ngạc cứng, luồng hơi từ khoảng mặt lưỡi trên ma sát với ngạc cứng bật ra ngoài
- q[ch’]→ [ch’i]: Gần giống âm “j[ch]” [chi] bên trên nhưng bật hơi. Vì đây là âm bật hơi
- x[x]→ [xi]: Mặt lưỡi trên gần sát với ngạc cứng, luồng hơi từ mặt lưỡi trên ma sát với ngạc cứng. Đọc giống âm “x” và kéo dài khuôn miệng. Không dung dây thanh
Nhóm 5: Âm đầu lưỡi trước z, c, s, r
- z[ch]→ [chư]: Giống giữa âm “tr” và “dư” (thiên về tr). Cách phát âm: Đưa lưỡi ra phía trước vào sau mặt răng trên, nhưng bị chặn lại bởi chân răng (lưỡi thẵng) cho luồng hơi khoang miệng ma sát ra ngoài.
- c[ch’]→ [ch’ư]: Gần giống âm giữa “tr và x” (thiên về âm “tr” nhiều hơn) nhưng luồng hơi bật mạnh ra ngoài, là âm bật hơi. Hoặc phát âm giống hệt z[ch]->[chư] nhưng bật mạnh hơi ra ngoài.
- s[s]→ [sư]: Gần giống âm “x và s” (thiên về âm “x” nhiều hơn). Khi phát âm đầu lưỡi phía trước đặt gần mặt sau của răng trên, luồng hơi từ mặt lưỡi với răng trên ma sát
- r[r]→ [rư]: Gần giống âm “r” nhưng không rung kéo dài. Khi phát âm: Lưỡi hơi uống thành vòm, thanh quản hơi rung
Chú ý: Thỉnh thoảng nghe không ra “c” và “s”. Các bạn hãy mở âm lượng lớn hơn và tập chung nghe lại. Sẽ thấy khác nhau nhỏ. Âm “c” sẽ có pha âm “tr” (trong tiếng việt), còn âm “s” thì không.
Nhóm 6: Âm phụ kép cuống lưỡi zh, ch, sh được coi là khó phát âm chính xác nhất vì nó khá tương đồng nhau
- zh[tr]→ [trư] Gần giống “tr” (trong tiếng Việt). Khi phát âm: Tròn môi và uốn lưỡi, đầu lưỡi trên cuộn chạm và ngạc cứng, luồng khí từ đầu lười và ngạc cứng ma sát đột ngột ra ngoài. Không bật hơi.
- ch[tr’]→ [tr’ư] Gần giống “zh[tr]->[trư]” nhưng bật hơi. Khi phát âm: Tròn môi và uốn lưỡi. Là âm bật hơi.
- sh[s]→ [sư] Gần giống “s” nhưng nặng hơn. Khi phát âm: Tròn môi và uốn lưỡi đầu lưỡi cuộn lại tiếp cận với ngạc cứng, luồng hơi từ khe giữa ngạc cứng và đầu lưỡi ma sát ra ngoài, không bật hơi.
Trong nhóm này có 2 thanh mẫu phát âm giống hệt nhau là và zh[tr]→ [trư] và ch[tr’]→ [tr’ư]:. Đầu tiên bạn cuốn lưỡi về phía sau vòng họng (cuốn nhẹ thôi, không cần quá nhiều), sau đó cố gắng phát âm đẩy luồng hơi ở trong ra. Vậy là bạn đã phát âm đúng.
Còn với âm ch[tr’]→ [tr’ư] yêu cầu bạn làm tương tự như trên. Nhưng khi phát âm bạn phải hắt mạnh hơi ra theo. Bật luồng hơi từ trong cuống họng đi ra.
Lộ trình tiếng Trung cho người mới bắt đầu
Lộ trình học tiếng Trung cho người mới bắt đầu có thể được chia thành các giai đoạn sau:
Giai đoạn 1: Cơ bản
- Tìm hiểu bảng chữ cái và bảng phiên âm Pinyin: Học cách phát âm và viết các âm cơ bản trong tiếng Trung.
- Học cách tự giới thiệu và chào hỏi cơ bản: Học các mẫu câu đơn giản để tự giới thiệu và chào hỏi người khác.
- Tập trung vào từ vựng hàng ngày: Học từ vựng cơ bản liên quan đến gia đình, công việc, thời tiết, thức ăn, và các chủ đề hàng ngày khác.
- Học ngữ pháp cơ bản: Học cách sử dụng các cấu trúc ngữ pháp cơ bản như câu cảm ơn, câu hỏi đơn giản và câu phủ định.
Giai đoạn 2: Mở rộng
- Nâng cao từ vựng và ngữ pháp: Học thêm từ vựng và ngữ pháp phức tạp hơn để mở rộng vốn từ và cách diễn đạt.
- Học đọc và viết tiếng Trung: Bắt đầu học cách đọc và viết chữ Hán cơ bản.
- Luyện nghe và nói: Tập trung vào kỹ năng nghe và nói bằng cách lắng nghe và lặp lại các từ và câu mẫu.
- Thực hành giao tiếp cơ bản: Tham gia các hoạt động giao tiếp cơ bản như đàm thoại với bạn bè, tham gia lớp học, hoặc sử dụng ứng dụng học tiếng Trung trực tuyến.
Giai đoạn 3: Tiến xa hơn
- Mở rộng vốn từ vựng và ngữ pháp: Học thêm từ vựng và ngữ pháp phức tạp hơn để nắm vững ngôn ngữ.
- Luyện nghe và phản xạ nhanh: Tiếp tục luyện nghe và phản xạ nhanh bằng cách nghe các tình huống giao tiếp thực tế và thực hành đáp lại.
- Thực hành giao tiếp chuyên sâu: Tham gia các hoạt động giao tiếp chuyên sâu như thảo luận về các chủ đề phức tạp hoặc tham gia các nhóm học tiếng Trung.
- Tiếp tục học và phát triển: Không ngừng học hỏi và phát triển kỹ năng tiếng Trung của bạn thông qua việc đọc, viết, nghe và nói
Trong tiếng Trung, khái niệm “thanh mẫu” mang ý nghĩa sâu sắc và quan trọng, đó là một phần không thể thiếu trong việc học và sử dụng ngôn ngữ này. Thanh mẫu không chỉ là cách phát âm đúng của các từ và câu mà còn phản ánh tinh thần và cảm xúc của người nói. Đồng thời, nó cũng thể hiện sự tôn trọng và lịch sự trong giao tiếp.
Việc nắm vững thanh mẫu đòi hỏi sự luyện tập và ý thức. Bạn cần dành thời gian lắng nghe và nhắc lại các bản ghi âm, thực hành theo các mô hình mẫu và tìm hiểu cách sử dụng thanh mẫu trong các tình huống giao tiếp thực tế. Bằng cách này, bạn không chỉ cải thiện kỹ năng ngôn ngữ của mình mà còn trở nên tự tin và linh hoạt hơn trong việc truyền đạt ý định và cảm xúc của mình trong tiếng Trung.
Hãy nhớ rằng, việc hiểu và sử dụng thanh mẫu một cách chính xác không chỉ là kỹ năng cá nhân mà còn là cầu nối giúp bạn giao tiếp một cách hiệu quả và hiểu quả với người bản xứ, từ đó tạo dựng mối quan hệ tốt đẹp và thành công trong công việc và cuộc sống hàng ngày.
Biên tập viên
Bài mới
- Tin tức25 Tháng mười một, 2024Văn hóa Đài Loan vs Việt Nam: Điểm khác biệt bất ngờ
- Tin tức25 Tháng mười một, 2024Các giấy tờ cần chuẩn bị khi làm việc tại Đài Loan
- học tiếng Trung21 Tháng mười một, 2024Sanxiantai – địa điểm lý tưởng để ngắm bình minh tại Đài Loan
- học tiếng Trung21 Tháng mười một, 20245 trường Đại học có ngành ngôn ngữ Trung nổi bật tại Đài Loan